Ai bắt kịp và làm chủ công nghệ, sẽ là người dẫn đầu. Nhiều doanh nghiệp phớt lờ điều này. Nên khi dịch Covid-19 bùng phát, sự sàng lọc đã thể hiện tất cả. Doanh nghiệp nào chưa chuyển mình, nếu vẫn còn tồn tại được, thì thụt lùi phía sau là điều sớm muộn cũng xảy ra.
5 sai lầm cơ bản khi tạo khoá học online (tránh càng sớm càng tốt)Nhân sự là tài sản cốt lõi của doanh nghiệp. Nhân sự có giỏi thì doanh nghiệp mới phát triển. Tương tự, nhân sự có nắm bắt được công nghệ thì doanh nghiệp mới hiện đại hóa được quy trình, tăng năng suất công việc.
Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng nhân sự? Một từ khóa mang tên “e-Learning”. Đào tạo trực tuyến e-learning ngày càng thể hiện ưu thế của mình, giúp doanh nghiệp giảm đến hơn 50% thời gian các khóa huấn luyện, đồng nghĩa với việc nhân viên có nhiều thời gian làm việc tại công ty hơn.
Ba xu hướng e-Learning phổ biến tại Việt Nam hiện nay:
1. Microlearning
Microlearning được hiểu là học tập theo từng bước nhỏ (độ dài từ ba đến năm phút, hoặc thậm chí ngắn hơn), được thể hiện theo nhiều định dạng như video, câu hỏi hay thậm chí là cả những tương tác đồ họa thông tin. Microlearning không chỉ ngắn gọn mà còn rất súc tích. Bởi nó cung cấp đủ những thông tin cần thiết để giúp người học đạt được những mục tiêu cụ thể.
Microlearning rất lý tưởng cho việc đào tạo trong thời gian ngắn bởi tính ngắn gọn và khả năng truy cập trên nhiều thiết bị. Tất cả các tài liệu học tập luôn có sẵn theo yêu cầu và người học có thể truy cập bất cứ khi nào.
2. Mobile Learning (Học tập di động)
Đây là phương thức học tập với sự hỗ trợ của các thiết bị di động như smart phone, máy tính bảng, máy nghe nhạc MP3,.... giúp người học học tập ngay cả khi đang di chuyển. Mobile Learning có thể học bất cứ lúc nào và bất kể nơi đâu. Tất cả các tài liệu học tập có thể truy cập 24/7.
Phương thức này đang chiếm ưu thế lớn nhất bởi sự phát triển của phương thức học tập di động. Theo số liệu năm 2016 của eMarketer, có 2.1 tỷ người sử dụng điện thoại thông minh. Cho đến năm 2020, con số này sẽ lên đến 4.78 tỷ người.
Thêm vào đó, theo như PwC, mức độ chuyển nhượng quốc tế tăng 25% trong thập kỷ qua. Điều này có nghĩa là nhiều nhân viên sẽ không có thời gian để tập trung hoàn toàn vào đào tạo trong giờ làm việc. Dựa vào thực tế đó, nó là rất cần thiết để tạo ra các chương trình học tập di động mà họ có thể tham gia ngay cả khi đang di chuyển.
3. Gamification (Game hóa/ Trò chơi hóa bài học)
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa game hóa và các trò chơi điện tử. Thực ra, game hóa là sự ứng dụng các lý thuyết và kỹ thuật của trò chơi điện tử vào những bối cảnh phi trò chơi. Nó sử dụng các thành tố của trò chơi điện tử như nguyên tắc thiết kế trò chơi, hành trình của người chơi, v.v. ClassDojo là một trong số những ví dụ cụ thể của việc sử dụng game hóa trong dạy học.
Mục tiêu chính của game hóa là thu hút sự chú ý của người học và tác động đến hành vi của họ. Trong e-Learning, có rất nhiều cách để sử dụng game hóa hiệu quả. Ví dụ: những thử thách bắt chước cuộc sống thực tế với những nhiệm vụ có độ khó tăng dần; trao tặng huy hiệu, phần thưởng hoặc công khai xếp hạng người học theo lớp của họ.
Với những công nghệ mới và sự đổi mới trong ngành công nghiệp trò chơi điện tử, game hóa có thể tạo ra một cú nổ lớn vào năm nay. Đặc biệt trong giáo dục và kinh doanh, game hóa đang phát triển như một sáng kiến chiến lược.
Vậy doanh nghiệp nào sẽ sử dụng e-learning? Trước đây, chỉ có những công ty lớn mới có đủ nhân viên và tài chính để mua và sử dụng e-Learning. Tuy nhiên, do chi phí ngày càng giảm nên e-Learning cũng đã được các công ty nhỏ và vừa lựa chọn. Câu hỏi đặt ra đối với nhiều công ty không phải là khi nào sử dụng e-Learning, mà sử dụng e-Learning như thế nào, dưới hình thức ra sao.